Lịch Thi Đấu Bóng Đá Ngoại Hạng Anh

Không nên phổ biến, đặc biệt cần loại khỏi sáchTrong mấy ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ả bet 69

【bet 69】Giật mình với bài đồng dao dạy trẻ con nói dối in trong sách thiếu nhi

Không nên phổ biến,ậtmìnhvớibàiđồngdaodạytrẻconnóidốiintrongsáchthiếbet 69 đặc biệt cần loại khỏi sách 

Trong mấy ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một bài đồng dao Giã gạo thổi cơmvới chỉ 5 câu ngắn gọn nhưng trong đó có nội dung được cho là "dạy trẻ nói dối'. Kèm theo bài đồng dao là hình ảnh người mẹ trẻ đang chơi đùa với bé.

Bài đồng dao đã khiến cộng đồng mạng phản ứng mạnh mẽ vì nội dung dạy trẻ nói dối. Cụ thể bài đồng dao như sau:

"Giã gạo thổi cơm trưa/Còn thừa để đến tối/Ai vay thì nói dối/Nhà tôi hết gạo rồi/Chống cối lên!"

Giật mình với bài đồng dao dạy trẻ con nói dối - Ảnh 1.

Bài đồng dao Giã gạo thổi cơmtrong cuốn Nựng nựng nà nà

MỸ QUYÊN

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là bài đồng dao nằm trong cuốn Nựng nựng nà nà của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2022. Đây là một phần trong bộ Đồng dao cho bé gồm ba quyển: Nựng nựng nà nà (23 bài đồng dao), Chi chi chành chành(23 bài) và Ông giẳng ông giăng(19 bài). Cả ba quyển này có tổng cộng 65 bài đồng dao rất quen thuộc với các thế hệ trước như Chi chi chành chành, Thả đỉa ba ba, Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, Ông giẳng ông giăng, Giã gạo thổi cơm, Ba bà đi bán lợn con...

Ông Nguyễn Quang Thạch, một người có nhiều dự án cộng đồng về sách, khởi xướng chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", nhận định: "Đồng dao có nhiều bài rất dễ thương, nhưng riêng bài này có nội dung dạy trẻ nói dối, làm hư trẻ thì tuyệt đối không nên đưa vào sách và cũng không nên lan truyền ở ngoài đời sống".

Theo ông Thạch, những câu đồng dao thường ngắn gọn, có vần điệu, dễ thuộc dễ nhớ. Vì thế, nếu nội dung không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nhận thức, nhân cách, phẩm chất của trẻ, dần dần khiến trẻ hình thành những thói hư tật xấu một cách rất tự nhiên.

Cẩn trọng khi làm ra những sản phẩm dành cho trẻ em

Nhà văn Hoàng Anh Tú (Hà Nội) cho rằng đồng dao là những câu thơ, hát truyền miệng dân dã từ bao đời nay, đương nhiên sẽ có sai lệch, không còn đúng với giá trị thời đại.

"Tôi nghĩ đó là chuyện rất đỗi bình thường. Sự bất thường ở đây nằm ở những người kiểm duyệt, lựa chọn nó để in sách. Nếu là sách nghiên cứu, biên khảo thì sẽ không ai nói nhưng nếu dành cho trẻ em thì rõ ràng là rất đáng lên án khi cho in bài đồng dao trên", ông Tú nhận định.

Ông Tú chia sẻ thêm, cộng đồng lên tiếng về những vấn đề này cho thấy xã hội đang dần văn minh hơn, quan tâm đến trẻ em hơn, đặc biệt là với văn hóa phẩm. "Việc lên tiếng là vô cùng cần thiết trong bối cảnh trẻ em đang bị vây bủa bởi quá nhiều văn hóa độc hại trên mạng. Đã đến lúc người làm sách nói riêng và người lớn nói chung, hãy nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất khi làm ra những sản phẩm liên quan đến trẻ em", ông Tú nêu quan điểm.

Giật mình với bài đồng dao dạy trẻ con nói dối - Ảnh 2.

Một bài trong sách tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh diều) lớp 1 được cộng đồng mạng cho là không mang lại giá trị gì ngoài việc dạy trẻ "khôn lỏi"

C.D

Ông Nguyễn Quang Thạch cho biết thêm, hiện nay không chỉ những cuốn sách tham khảo, thậm chí sách giáo khoa tiểu học hay trung học cũng có một số tác phẩm, bài đọc không phù hợp, ảnh hưởng tới nhận thức và nhân cách của học sinh. Ngoài ra, còn rất nhiều sách được bày bán trên thị trường có những nội dung xét về sâu xa là không tốt cho người đọc, gây hại cho cả xã hội, theo ông Thạch.

"Tôi cũng thường xuyên nhắc nhà cung cấp sách đến nông thôn rằng những sách như Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Trí khôn ta đây… đều không nên đưa vào các tủ sách vì tâm trí con trẻ không nên tiếp xúc với những nhân vật ác độc, lười biếng, thiếu nỗ lực, khôn vặt, khôn lỏi... Xã hội được xây dựng trên các tập tục, thói quen gồm cả tốt lẫn xấu bởi vậy chúng ta cần loại bỏ những cái xấu trong lối nghĩ, trong hành động bằng cách không phổ biến chúng", ông Thạch cho hay.

Song song với đó là trường học, người lớn cần lấy việc tử tế, lấy sự tận tâm, hướng thiện làm lẽ sống để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. "Bởi vậy, bài đồng dao Giã gạo thổi cơmkhông nên phổ biến trong bất cứ cuốn sách nào ngoại trừ sách liệt kê thói hư tật xấu cần loại bỏ", ông Thạch khẳng định.

Đi ngược tinh thần tương thân tương ái 

Đồng dao là những bài hát dân gian được trẻ em ngân nga trong lúc vui chơi, chăn trâu cắt cỏ, khi địu em, ru em... với nội dung trong sáng của trẻ thơ, giúp cho các em cảm nhận bước đầu về đời sống, về tình yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, tình yêu với Tổ quốc, với đồng bào. Và một phần nào đó giúp trẻ biết phân biệt đúng sai, bênh vực điều thiện, cái tốt, tránh xa cái ác, cái xấu....

Tuy nhiên, bài đồng dao Giã gạo thổi cơmnếu được hát lên bởi một em nhỏ, hoặc người lớn hát cho trẻ nhỏ nghe, ru trẻ ngủ thì vô tình dạy trẻ cách nói dối, đi ngược lại với tinh thần nhân văn, tương thân tương ái của dân tộc. Việc lưu truyền bài đồng dao này nên cân nhắc, việc in sách lại càng không nên.

Vẫn biết rằng, cái đói, cái nghèo nhiều lúc khiến con người trở nên nhỏ mọn, ích kỷ. Chúng ta từng đọc các tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân... và thấy rằng đói nghèo nhiều lúc làm cho con người tha hóa, mất đi nhân tính. 

Nhưng văn học chính là nhân học, tác phẩm văn chương nghệ thuật miêu tả đói nghèo là để vực dậy nhân tính, thức tỉnh lương tri, tinh thần nhân ái, đoàn kết yêu thương giữa người với người, chứ không phải dạy người tính ích kỷ, nói dối như bài đồng dao trên. 

Thạc sĩ Lê Ngọc Bính, giảng viên Khoa Ngữ văn và Lịch sử Trường ĐH Đà Lạt

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap